Khai mạc triển lãm chuyên đề “Hà Giang.”

Món Ngon
Rate this post

Diễn ra từ nay đến hết ngày 30/11, trưng bày chuyên đề Hà Giang – Điểm hẹn nơi cực Bắc trưng bày hơn 100 hình ảnh, hiện vật, phản ánh cuộc sống, con người và thiên nhiên tỉnh Hà Giang như: Cột cờ Lũng Cú, hội xuân, hội nhảy lửa, mừng nhà mới, ẩm thực vùng miền hay những phiên chợ vùng cao thơ mộng của 20 dân tộc anh em nơi đây. Qua đó tuyên truyền, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng du lịch Hà Giang đến với đồng bào các dân tộc miền Trung – Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.

Bà Dương Thanh Hương, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Giang cho biết: Triển lãm là dịp tăng cường giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa hai bảo tàng trong công tác chuyên môn. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

Chị Hương cho biết: “Đối với chúng tôi ở Hà Giang còn nhiều khó khăn, nhưng màu sắc văn hóa, địa hình có thể nói là rất thơ mộng, con người, chất lượng ảnh đẹp nên chúng tôi muốn đến Hà Giang.Đắk Lắk phải nói là chúng tôi luôn rộng mở, mong được lượng khách đến với Hà Giang Hãy đến với Hà Giang để khám phá Hãy đến với Hà Giang để thưởng thức và đến với Hà Giang để thưởng thức những sản phẩm văn hóa, ẩm thực và những cảnh đẹp của thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Hà Giang ”.

Theo bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, thời gian qua, Bảo tàng Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động phối hợp triển lãm lưu động tại các tỉnh như Hà Giang, An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu. . Đồng thời phối hợp với các tỉnh trưng bày chuyên đề tại Đắk Lắk. Qua đó làm phong phú thêm các hoạt động trưng bày tại bảo tàng, góp phần giới thiệu thêm nhiều hình ảnh, hiện vật của các tỉnh bạn đến với đông đảo công chúng tỉnh Đắk Lắk cũng như du khách thập phương đến với Đắk Lắk, thúc đẩy giao lưu, liên kết giữa các bảo tàng trong phát triển du lịch.

Bà Hiếu cho biết: “Trước đây, các bảo tàng hầu hết là cán bộ bảo tàng ít đi đâu, chỉ biết ở bảo tàng có bộ gì, có bộ nào thì đưa ra trưng bày, sưu tầm thì thôi. phối hợp với các sở, ngành và các cá nhân, tổ chức có liên quan thực hiện các công tác sưu tầm, chỉ ở địa phương, nhưng sau này, các bảo tàng đã rất dũng cảm và bảo tàng Đắk Lắk đã tạo bước đột phá trong việc đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền lưu động tại các bảo tàng, nhằm đưa hình ảnh Đắk Lắk đến với các địa phương trong cả nước “.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *